Trang chủ Phong thủy Kinh nghiệm Kinh doanh với nhà hàng kem tươi ?

kem tươi, kem yogurt, kem ngon, kem Ý ngon nhất, kem trái cây, kem yogurt Ý, bột làm kem ngon, máy làm kem

Kinh doanh với nhà hàng kem tươi ?

Kem tươi là khái niệm mà giờ đây nó không còn xa lại gì với mợi người dân Việt Nam. Kem tươi với nhiều hương vị khác nhau là nhu cầu không thể thiếu của giới trẻ hiện nay, nhà hàng kem là một hình thức kinh doanh rất thiết thực của ngành dịch vụ giải khát.

Nhiều người nhận định rằng, được ngồi cùng bạn bè thưởng thức những ly kem ngon hay hàn thuyên bên chiếc bàn thanh lịch hay không gian quán xá sang trong hoặc thoải mãi với nhiều hương vị hấp dẫn và hình thức bắt mắt, giúp họ giải tỏa stress.

Song để đáp ứng được các điều đó thì không phải nhà hàng kem nào cũng làm được, thập chí nhiều nhà hàng chết yểu mà không rõ nguyên nhân là gì ? Với một cửa hàng kem tươi ngon, giá cả phải chăng, phục vụ lịch sự ân cần, mang lại cho khách hàng sự thoải mãi từ chỗ ngồi để nguồn nguyên liệu đến nhu cầu thư giãn của khách hàng, sẽ được rất nhiều khách hàng ghé đến.

Và khi kinh doanh kem tươi là một trong những ngành kinh doanh mạo hiểm thực sự nếu bạn chưa tìm hiểu kỹ của sự thành công vào thất bại nhé. Hãy xác định là đầu tư nhiều nhưng lợi nhuận ít như thế bạn mới có thể kinh doanh tốt sau khi bạn đã làm nên thương hiệu cho nhà hàng kem tươi của bạn.

Điều kiện kinh doanh với nhà hàng kem tươi

Vốn: vốn đầu tư ban đầu từ 500 triệu trở lên, dùng cho:

- Đặt cọc thuê mặt bằng;

- Sửa chữa, trang trí quán;

- Trang bị bàn ghế, tủ kệ;

- Các thiết bị, dụng cụ làm kem, tủ mát, ly và dụng cụ các loại...;

- Vốn dự phòng cho ít nhất 24 tháng đầu kinh doanh

Con người

- Tuyển người: cần một tuyển quản lý, một nhân viên pha chế, một thu ngân và khoảng 2 nhân viên phục vụ trở lên, nên trả lương theo ca hay theo giờ thì phù hợp.

- Là người kinh doanh bạn phải nghiên cứu kỹ về thiết bị làm kem, dụng cụ làm kem, các loại kem và cách làm kem, cách bảo quản kem trước khi bắt tay vào kinh doanh. Tính toán lượng tiêu thụ kem hàng ngay ra sao, nếu ít quá thì không nên là nhé.

- Pháp lý: sau khi đã có được mặt bằng, bạn cần đến phường, xã nơi bạn định mở quán làm giấy phép kinh doanh, xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, tìm hiểu nguồn nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chó có sử dụng nguyên liệu chỉ ghi nhà phân phối mà lại không có nhà sản xuất, hãy bán những gì bạn tự tin thì bạn sẽ kiếm được lợi nhuận sau khi được thực khách chấp nhận.

Công tác chuẩn bị

- Cần tìm hiểu và liên hệ trước với những nhà cung cấp dụng cụ và nguyên vật liệu: máy làm kem, tủ kem, các loại hương liệu làm kem, mứt, trái cây…

- Học hỏi kinh nghiệm từ những người đã từng kinh doanh hình thức này từ những mối quen biết của bạn hoặc bạn có thể chủ động đến tìm hiểu các mô hình kinh doanh tốt, tìm hiểu sao có người thành công, người thất bại, thành công là nhờ vào đâu, thất bại vì sao ! Đây là một điều rất quan trọng giúp bạn có thể tránh những sai lầm trong quá trình kinh doanh. Và luôn nhớ rằng là kem là làm dâu trăm họ, hãy phục vụ theo mong muốn của khách hàng chứ đừng phục vụ theo sở thích của bản thân mình.

- Nghiên cứu kỹ về máy làm kem tươi, bột làm kem tươi và địa điểm kinh doanh. Ba điều đó có thể làm nên thương hiệu của bạn hay không ? Nếu có thể lựa chọn địa điểm nằm gần trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, công ty… sẽ là lợi thế, nói chung nơi đông người thì tốt hơn.

- Thời điểm kinh doanh: nên dự tính kinh doanh vào những tháng hè, khí hậu nắng nóng thì việc kinh doanh của bạn có nhiều thuận lợi hơn.

- Lập menu: có rất nhiều loại kem mang các hương vị khác nhau như kem Vani, dâu, sôcôla, yogurt… nên có đầy đủ các loại kem phổ biến và đưa ra một số loại kem có hương vị khác biệt, tạo nét đặc trưng riêng cho nhà hàng.

- Lập bản kê chi tiết những vật dụng, công cụ cần mua và cả phương án thay thế khi cần thiết.


Chuyên môn cần thiết

Lập kế hoạch kinh doanh:

- Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh tại khu vực mình sắp kinh doanh, lựa chọn khách hàng mục tiêu để lên kế hoạch kinh doanh cụ thể.

- Nên tập trung kinh doanh chỉ có các loại kem.

- Lập kế hoạch marketing (băng rôn, tờ rơi, quảng cáo), kế hoạch tuyển dụng nhân viên và phương án quản lý kinh doanh chi tiết (quản lý nguyên vật liệu đầu vào, quản lý thu ngân, điều hành nhân viên) phương án vận hành bộ máy kinh doanh cụ thể từ giữ xe, phục vụ, thu ngân...

- Lập kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho từng tháng, dự trù kinh doanh lỗ trong 12  tháng đầu tiên.


Kiến thức, kỹ năng chuyên môn

- Kiến thức về pha chế: cách thức làm và pha chế kem khá đơn giản, bạn nên theo học lớp làm kem. Nếu bạn có thể tự pha chế và làm kem, sẽ tạo ra những loại kem ngon và đặc sắc hơn

- Kỹ năng về chăm sóc khách hàng, bán hàng, quản lý nhân sự, điều hành một cửa hàng kinh doanh.

Kinh nghiệm

Kinh nghiệm về lĩnh vực thực phẩm, giải khát, quản lý nhà hàng, quán ăn... sẽ rất quan trọng và giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình khởi nghiệp.

Kết luận:

Kinh doanh kem tươi thực sự có lãi nhưng hiện nay nhiều người dân đang lo sợ trước tình hình nhiều người kinh doanh bán các nguyên liệu làm kem mập mờ, không có nguồn gốc xuất xứ, trá hình Việt Nam nhưng lại là từ Trung Quốc, khiến nhiều người sau khi kinh doanh được từ 1 tuần đến vài tháng phải quyết định đóng cửa, và phải thừa nhận là mình đã sai khi không chịu tìm hiểu kỹ.

Lời khuyên: Nên kinh doanh kem cứng, kem gelato và bạn sẽ làm được thương hiệu nhanh hơn hàng trăm lần so với kem tươi.

Tham khảo: http://botlamkem.vn - http://daylamkem.comhttp://setupbar.com