Ngày đăng : 05/10/2015  |  Chuyên mục : Ẩm thực - Nhà hàng  |  Gửi bởi : kemtuoi  |  Email : kemtuoiytrongnuoc@gmail.com  | Lượt xem: 2952

Các loại Kem tươi và cách đánh kem tươi bình ISI và bình mosa

Chính vì thế khi làm kem caramel hay một số loại bánh khác, các bậc “tiền bối” thường thay một phần sữa bằng whipping cream để tăng độ ngậy béo cho kem. Ngoài ra, loại kem tươi này còn thường dùng để làm các loại bánh Mousse.

Giờ ở trên thị trường mới có loại kem tên là “topping dessert” với hàm lượng chất béo gần như là không có, cũng gần giống như whipping, chỉ để chuyên làm bánh Mousse thôi.

Cái khó nhất khi sử dụng whipping là “đánh bông”. Các bạn phải chú ý để máy ở tốc độ thấp (khoảng ở nấc 1, 2 gì đó thôi) và không được đánh quá tay. Chỉ cần đánh đến khi thấy kem bắt đầu hơi bông cứng lại và tạo thành những đường gợn nhẹ là tốt. Hậu quả rõ nhất của việc đánh quá tay là bánh Mousse sẽ bị chảy. Các bạn nên để kem này ở ngăn mát của tủ lạnh nhé!

 

Kem tươi không được dùng trong cách nấu ăn truyền thống của người Việt mình. Vậy nên hồi bé mình chỉ phân biệt được kem hoặc sữa, sau này thêm cả bơ. Chỉ đến khi học nấu món Âu và làm bánh, mình mới biết có 1 loại nguyên liệu trắng như sữa, mát như kem, đặc hơn sữa nhưng không đặc bằng kem và béo như bơ. Mình đặc biệt ưu ái kem tươi đến mức từ khi bắt đầu mày mò làm bánh đến giờ, gần như lúc nào trang trí bánh mình cũng dùng kem tươi.

Phần vì mình thường làm ít, làm đến đâu hết đến đó nên không sợ kem để lâu hỏng, phần vì vị thanh mát của kem tươi theo mình là đỡ ớn hơn kem bơ (mặc dù kem bơ bắt hình đẹp hơn và để được lâu hơn), dễ chiều cả trẻ con và những người sợ béo.

 

Thông tin cơ bản về kem tươi:

Ở Việt Nam mình, kem tươi chỉ có 1 tên duy nhất là “kem tươi”, nhưng trong các công thức nấu ăn và làm bánh lại có khá nhiều khái niệm về kem, và thậm chí các quốc gia khác nhau cũng phân ra những loại kem khác nhau.

Mình tạm dịch ra từ Wiki, thì kem (cream) được làm ra từ việc tách lớp trên cùng của sữa chưa qua quá trình đồng nhất. Lớp này có hàm lượng chất béo (butterfat) cao hơn sữa. Các loại kem (cream) khác nhau sẽ được phân ra theo hàm lượng lượng chất béo. Hàm lượng chất béo (%) càng cao thì kem càng dễ được đánh bông (whipped) và khi dùng trong nấu ăn, hàm lượng chất béo cao cũng giúp kem không bị vón cục khi được làm nóng.

 

Cụ thể, ở Mỹ, người ta chia ra 4 loại kem là:
Half and half (10.5–18% chất béo): gọi là kem nửa nọ nửa kia (half) vì loại kem này là kết hợp nửa sữa (whole milk) và 1 nửa kem. Do hàm lượng chất béo thấp nên kem này không thể đánh bông được, thường chỉ dùng trong pha chế đồ uống (cà phê hay cacao)
Light cream (18–30% chất béo) – kem loãng: hàm lượng chất béo cao hơn 1 chút, và có thể được đánh bông với loại có 30% chất béo. Tuy nhiên, sản phầm đánh bông kem loãng không được ổn định nên chỉ dùng chủ yếu trong pha chế đồ uống (tên khác của loại kem này là coffee cream: kem pha cà phê). Thường thì light cream bán trên thị trường chỉ có 20% chất béo, và không phải ở đâu cũng có bán.
Light Whipping cream (30–36% chất béo): cũng giống như kem loãng, kem đánh loãng có thể được đánh bông, nhưng sản phầm không ổn định (khó tạo hình, không giữ phom). Thích hợp dùng làm các loại sốt.
Heavy cream or heavy whipping cream (36% chất béo hoặc hơn): kem đặc hoặc kem đánh đặc, đây là loại phổ biến nhất trong làm bánh. Với hàm lượng chất béo khá cao nên loại kem này đánh bông nhanh, giữ phom ổn định. Khi được dùng để nấu ăn, kem đặc cũng không bị lợn cợn như các loại kem ít béo.

Ngoài ra, còn có 2 loại kem mà các bạn cũng sẽ thấy được nhắc đến là
Sour cream (12 đến 16% chất béo) – kem chua, trong quá trình lên men sữa, chất lactic acid làm cho sữa đặc lại và có vị chua, tạo thành kem chua. Ở Hà Nội tớ đã tìm khắp mà không có đâu bán loại kem này dù nó được dùng trong khá nhiều công thức, nghe nói là nếu có bán thì cũng rất đắt. May mắn là nó có thể được thay thế bằng sữa chua không đường hoặc tự làm ở nhà rất đơn giản, cách làm ở dưới nhé!
Double cream (48% chất béo): dịch tạm là kem đặc quánh. Với hàm lượng chất béo cao như vậy, loại kem này dễ đánh bông đến mức rất dễ đánh quá tay. Nó thường được dùng nhất là để cho vào các loại súp, giúp cho súp béo ngậy mà không sợ kem vón cục khi đun lâu.

 

Trong làm bánh, loại kem phổ biến nhất là heavy cream – kem đặc. Vì vậy, trong bài viết này, “kem tươi” mà mình nhắc đến sau đây là kem đặc (hàm lượng chất béo trên 36%) nhé!

Cách tự làm kem chua sour cream

Rất đơn giản, chỉ 3 bước:
B1: bạn lấy 3/4 teaspoon dấm gạo (loại chua thanh nhẹ, không quá mùi) trộn vào 1/4 cup sữa  (whole milk – sữa nguyên kem là tốt nhất). Để yên trong 5 phút, hỗn hợp kết tủa và đặc lại (nhìn giống sữa chua).
B2: cho vào hỗn hợp sữa trên 1 cup kem đặc (heavy cream) rồi trộn đều.
B3: đổ vào lọ, đậy kín nắp và để ở nhiệt độ phòng (khoảng 20 độ) trong 24h. Nếu nhiệt độ cao hơn thì các bạn rút ngắn thời gian xuống, khi nào thấy hỗn hợp đặc sánh, có mùi chua nhẹ thì bỏ vào tủ lạnh cho mát là có thể dùng được.

Cách đánh kem tươi – heavy cream/ heavy whipping cream:

Bông mềm: Cũng gần giống như lòng trắng trứng, kem tươi được đánh tạo bọt, từ từ cho đường bột (icing sugar) vào rồi đánh ở tốc độ cao cho đến khi kem bông đặc mịn, thể tích tăng gấp 2-3 lần, bọt khí nhỏ li ti gần như không nhìn rõ, khi đánh kem tạo vân và thấy nặng tay (nếu đánh bằng phới cầm tay), nhấc ngược que đánh lên, kem tươi tạo chóp nhưng mềm oặt ngay xuống. 

Bông cứng: Kem tươi có các đặc điểm như trên, bọt khí không nhìn thấy nữa mà hỗn hợp kem đặc, mịn, mượt, khi đánh tạo vân rõ nét, nhất ngược que đánh lên kem tươi tạo chóp nhọn, thẳng đứng và không oặt (nhưng nếu các bạn kéo chóp dài quá 2cm thì nó vẫn hơi oặt xuống nha!). Cách thử tốt nhất cũng là dốc ngược bát, kem không chảy, không đổ ra ngoài thì là kem đã đạt.

http://binhmosa.com  cung cấp những sản phẩm cao cấp về tủ đông, tủ mát, tủ trưng bày, máy làm đá viên, bình xịt kem, dụng cụ liên quan đến pha chế đồ uống.

http://binhmosa.com  phân phối máy xay Vitamix, máy làm đá viên và các thiết bị cho khu bar, bếp nhà hàng khác. Máy xay Vitamix là máy xay đa năng - Vitamix blender, máy cao cấp, sản phẩm "nồi đồng cốc đá".

Nhà hàng, quán Bar: xay đá nhiễn, xay hoa quả, smoothie.....Vitamix không thể thiếu đối với Bartender. Gia đình: xay đá, hoa quả, thịt cá, tôm cua, vừng, lạc...sản phẩm khẳng định người dùng là nhà giàu ! 

*TRÁNH: hàng xách tay nội địa, sử dụng điện 110 V, phích căm 2 chân nhỏ, thắng bình thường. Hàng chính hãng, quốc tế sử dụng điện 220 V, phích căm có 3 chân, to dẹt cao cấp) 

http://binhmosa.com  cung cấp tủ cấp đôngmáy làm đá viênbình xịt kem ISIscoop kemcân đong định lượng,...

http://binhmosa.com - tư vấn làm cà phê đá xay, cà phê máy, cà phê Espresso, Cappuccino và smoothie, cung cấp các phụ kiện cho bình ISI của Áo từ Zoăng cao su, Valve đầu bình kem, Đầu giữ Gas, Hoa tulip tạo hình kem ISI

Các bạn xem danh sách linh kiện và phụ kiện bình xịt kem tươi isi ở đây:

1. Gioăng cao su: 200,000 vnd

 

2. Valve đầu bình kem: 550,000 vnd

 

 

3. Đầu giữ viên gas: 550,000 vnd

 

4. Đầu tạo kem: 160,000

 

QUẢN LÝ - TƯ VẤN - BÁN HÀNG TRÊN WEB (MR. TUẤN)

0916 819 888 - Bột làm kem, Máy làm kem, Ốc quế, Dụng cụ

: 0932 819 888 Máy xay, máy ép, dụng cụ và thiết bị nhà hàng

: 0915 883 888 -Dạy làm kem, Bình xịt kem ISI, kem tươi, Gas kem

 

Hỏi đáp cùng người đăng

Bột làm kem hàng nhẩu khẩu của Ý
Chuyên mục Nhà đất - Pháp luật | 6/18/2016 10:32:55 AM
Giới thiệu khóa học làm kem
Chuyên mục Làm đẹp - Thời trang | 6/11/2016 9:26:09 AM
Máy xay vitamix chuyên xay đá làm smothie
Chuyên mục Ẩm thực - Nhà hàng | 6/9/2016 9:27:34 AM
Máy xay đá hàng đầu đã có mặt ở Việt Nam
Chuyên mục Làm đẹp - Thời trang | 6/6/2016 10:43:42 AM
Máy làm kem cho thuê chỉ có ở Vua Kem
Chuyên mục Ẩm thực - Nhà hàng | 5/20/2016 9:46:56 AM
Sửa máy làm kem TayLor hãy gọi đến Vua Kem
Chuyên mục Ẩm thực - Nhà hàng | 5/12/2016 9:13:54 AM
Những phụ kiện có thể thay thế của bình xịt kem
Chuyên mục Ẩm thực - Nhà hàng | 5/9/2016 9:13:14 AM
Máy làm kem đang cho Thuê
Chuyên mục Ẩm thực - Nhà hàng | 5/6/2016 9:00:11 AM
Các loại Kem tươi và cách đánh kem tươi bình ISI và bình mosa
Chuyên mục Ẩm thực - Nhà hàng | 10/5/2015 9:34:10 AM