Ngày đăng : 08/06/2013  |  Chuyên mục : Việc làm - tuyển dụng  |  Gửi bởi : botlamkem  |  Email : botlamkem@gmail.com  | Lượt xem: 5063

Làm gì khi chọn sai nghề?

Công tác hướng nghiệp còn yếu đã dẫn đến nhiều trường hợp chọn sai nghề. Theo các chuyên gia, nếu rơi vào hoàn cảnh ấy, bạn nên quyết tâm làm lại từ đầu.

Phá sản vì không tìm được chỗ đứng trên thương trường khắc nghiệt, chị Lan về quê ở Củ Chi trồng rau và nuôi bò sữa. 

 

 

Vì không có chuyên môn, bò chết hàng loạt, hết vốn, chị lại xin về dạy học tại trường cũ và tiếp tục gắn bó với nghề giáo. "Trước khi bỏ nghề dạy học, tôi nghĩ mình đã chọn sai nghề. Cuối cùng làm đủ thứ cũng chẳng khá lên được. Nên bằng lòng với nghề của mình, khi tìm thấy ở đó niềm say mê và cơ hội thành đạt", chị Liên đã đúc kết như vậy. Người chọn nghề - nghề chọn người Theo các chuyên viên tư vấn việc làm, không hẳn lựa chọn ngành nghề mình yêu thích có nghĩa là đã hướng nghiệp đúng. Anh Nguyễn Hữu Phương, hiện đang làm việc tại xưởng cơ khí Hai Thành, cho biết: "Trước đây tôi theo học nghề sửa chữa xe gắn máy và hành nghề tại chợ Ông Tạ. Trong một lần nối chân chống xe, nhìn mối hàn của tôi, người khách khuyên: "Thợ bậc 7 mới hàn được như anh đấy. Nên xin vào một xưởng cơ khí nào đó mà làm thì hay hơn". Nghe người khách nói có lý, vả lại nghề sửa xe đang ế ẩm, tôi xin vào làm thợ hàn tại xưởng cơ khí Hai Thành". Giờ đây anh đã là một thợ bậc cao ở đây với mức lương khá lý tưởng. Phương cho biết thêm: "Mình có năng khiếu gì thì nên chọn nghề phù hợp để phát huy, có thế mới thành công được". Theo ông Eric Nguyễn Vĩnh Thường - Việt kiều Pháp, hiện là giám đốc một công ty tư vấn luật, để tránh sai lầm khi chọn nghề, nên tuân theo quy trình: người chọn nghề - nghề chọn người - người chọn nghề. Ông Thường dẫn chứng trường hợp một người bạn thân của mình: Sau khi tốt nghiệp ĐH Luật, Tùng - tên của người bạn ông - đã có một thời gian làm công tác tư vấn luật cho một số tờ báo. Qua một số bài viết cộng tác, nhận thấy thiên hướng báo chí trong người mình, ông Tùng miệt mài trau dồi viết báo. Hiện giờ đã là một phóng viên ở một tờ báo, ông quyết định gắn bó với nghề báo suốt đời. Phải làm lại từ đầu Khi ý thức được việc chọn sai nghề, hành động kế tiếp của người lao động là tìm kiếm ngay một công việc khác thay thế với nhiều cơ hội và thử thách hơn. Chắc chắn quá trình thay đổi này sẽ tốn nhiều công sức và tiền bạc. Bởi thế, nhiều người vì lý do tuổi tác hoặc điều kiện tài chính nên không chấp nhận sự thay đổi mà cố gắng "sống chung" với công việc hiện tại. Điều này đã vô tình kìm hãm sự phát triển về nhiều mặt của họ. Ông Lê Quang - phụ trách nhân sự Công ty M & N - nói: "Nếu thấy mình chọn sai nghề, nên đổi nghề ngay. Đừng bao giờ nghĩ là việc đổi nghề lúc này không phù hợp hoặc quá trễ vì ngoài thị trường lao động luôn có nhiều cơ hội cho người năng động". Bà Võ Sáng Xuân Hoàng - giảng viên của CFVG - tư vấn: "Thay đổi công việc là chuyện rất đỗi bình thường. Khi công việc hiện tại không mang lại cho bạn thuận lợi, thì đừng nên tiếp tục "tha thiết" với nó". Ông Nguyễn Vĩnh Thường khuyên: "Dù có gian nan đến mấy cũng phải làm lại từ đầu. Lúc này bạn đã qua giai đoạn "nghề chọn người" và bắt đầu giai đoạn "người chọn nghề" trở lại, đòi hỏi ở bạn khả năng thích nghi và phát huy năng lực cá nhân". Thử tìm nguyên nhân và giải pháp - Một công ty tốt có chế độ và kế hoạch phát triển rõ ràng. - Chuyên môn của bạn đáp ứng được công việc ở đó. - Mức độ yêu thích công việc mới của bạn. Bà Nguyễn Thu Giao - Giám đốc nhân sự Công ty Kimberly-Clark - cho biết: "Có ba nguyên nhân chủ yếu khiến người lao động ý thức được việc chọn sai nghề của mình: Xu thế của thị trường lao động; công việc hiện tại không thật sự mang lại lợi ích vật chất và tinh thần; mong muốn "thử sức" để tìm vận hội mới". Cũng theo bà Giao, nguyên nhân chính của vấn đề trên do công tác hướng nghiệp tại VN còn yếu. Chọn sai nghề dẫn đến thất bại trong công việc, sau đó buộc phải chọn một việc mới phù hợp hơn để thăng tiến là điều tích cực, thể hiện sự năng động, thức thời của người lao động. Nhưng trong trường hợp người lao động chưa kịp nhận dạng công việc cũ nhưng lại muốn "phiêu lưu" với công việc mới là điều lợi bất cập hại. "Bạn nên xem xét kỹ càng, có đúng là mình đã chọn sai nghề hay không, nếu đúng thì mới nhất thiết thay đổi công việc, chớ nên thả mồi bắt bóng", ông Lê Quang khuyên.

Theo Người Lao Động

Hỏi đáp cùng người đăng

Nguyên liệu làm kem Ý, bột làm kem Ý
Chuyên mục Kinh doanh - Tài chính | 9/27/2015 8:10:29 PM
Bột làm kem Ý, nguyên liệu làm kem ngon
Chuyên mục Ẩm thực - Nhà hàng | 9/22/2015 8:11:23 AM
Bột làm kem tươi, bột làm kem cứng ngon nhất
Chuyên mục Ẩm thực - Nhà hàng | 8/24/2015 7:08:09 PM
Bột làm kem tươi, bột làm kem cứng, bột kem nhập khẩu
Chuyên mục Sức khỏe - Gia đình | 8/12/2015 9:35:02 AM
Mua bột làm kem ngon, bột làm kem Ý
Chuyên mục Sức khỏe - Gia đình | 8/1/2015 4:32:57 PM
Mua bột làm kem gia đình ở đâu ?
Chuyên mục Ẩm thực - Nhà hàng | 7/28/2015 9:27:19 PM
Bột làm kem ngon, máy làm kem tốt
Chuyên mục Ẩm thực - Nhà hàng | 7/20/2015 4:31:29 AM
Cho thuê máy làm kem tươi Taylor
Chuyên mục Ẩm thực - Nhà hàng | 7/8/2015 9:23:41 AM
Mua bột làm kem ngon như thế nào ?
Chuyên mục Kinh doanh - Tài chính | 6/16/2015 5:22:23 PM
Dạy làm kem, cà phê đá xay, soda
Chuyên mục Kinh doanh - Tài chính | 5/3/2015 3:46:35 PM